Skip to main content

Giáo hoàng Luciô I – Wikipedia tiếng Việt


Luciô I (Tiếng Latinh: Lucius I) là người kế nhiệm Giáo hoàng Cornelius và là vị Giáo hoàng thứ 22 của Giáo hội Công giáo. Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông lên ngôi Giáo hoàng vào năm 253 và ở ngôi trong 6 tháng[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định triều đại của ông bắt đầu vào ngày 25 tháng 6 năm 253 và kết thúc vào ngày 5 tháng 3 năm 254.





Lucius sinh tại Roma tuy nhiên ngày sinh của ông không được xác định. Không có gì để có thể biết về gia đình của ông ngoại trừ tên của người cha là Porphyrianus – được ghi trong Liber Pontificalis. Cuộc bầu cử của ông diễn ra trong thời gian xảy ra cuộc bách hại đạo Ki-tô, nguyên nhân của việc lưu đày Giáo hoàng tiền nhiệm Cornelius. Ông đã được bầu khi Cornelius qua đời, nhưng gần như ngay lập tức, theo lệnh của hoàng đế Trêbônianô Gallê, ông bị trục xuất và bị đi đày. Tuy nhiên sau khi Gallê bị ám sát, ông đã được phép quay trở lại Rô-ma vì hoàng đế mới là Valêrianô ít thù địch hơn với các Ky-tô hữu.

Lập trường của Lucius phù hợp với vị tiền nhiệm là Giáo hoàng Cornelius. Ông không chống đối việc trở về trong lòng Giáo hội của những người hối cải từ cuộc bách hại của Đêciô, nên ông đã trở thành mục tiêu công kích của những người theo phái Novatianus, đến nỗi giám mục Cyprian lên tiếng bênh vực. Ông đã được biểu dương trong một là thư của Cyprian (xem Epist. Lxviii. 5) về việc lên án bè phái Novationists khi họ không nhận những người đã chối đạo trong các cuộc bách hại quy trở lại.

Vốn tính khắc khổ, ông nghiêm cấm các giáo hữu nam nữ không được chung sống một nhà, nếu không có quan hệ huyết nhục với nhau và cũng chỉ thị các giáo sĩ không nên sống chung một nhà với các nữ phó tế, dù chỉ là cho ở trọ vì lý do bác ái. Ngài chống đối việc nới lỏng các vấn đề luân lý mà các giáo sĩ cao cấp vấp phải, chẳng hạn như việc ăn ở với nhau như vợ chồng của các nữ phó tế với các thành viên trong hàng giáo sĩ ngày càng phổ biến.



Đức Lucius chết tự nhiên. Ngày kỷ niệm của ông trong Roman Martyrology là ngày 5 tháng 3 với những dòng: " Trong nghĩa trang St Callistus trên đường Via Appia, Rô-ma đã chôn cất Lucius, giáo hoàng, người kế nhiệm thánh Cornelius. Ngài đã chịu tha hương cho đức tin Ki-tô và đã chết như một chứng nhân tiêu biểu".

Ông đã được chôn cất tại nghĩa trang St Callixtus. Sau đó, chúng được di chuyển tới nhà thờ Santa Cecilia ở Trastevere, cùng với hài cốt của thánh Cecilia và những người khác. Đầu của ông được bảo quản trong một hòm thánh tích ở nhà thờ St Ansgar tại Copenhagen, Đan Mạch. Di tích này đã được đưa đến Roskilde vào khoảng 1100, sau khi thánh Lucius được công bố làm vị bảo trở của vùng Zealand, Đan Mạch.





  • Pope Thánh Lucius I, Wikipedia Tiếng Anh [1]

  • 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.

  • Thánh Lucius I, Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng giám mục Việt Nam [2]

  • Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh.



Comments

Popular posts from this blog

Danh sách những người cai trị Asante

Asantehene là quốc vương tuyệt đối của Vương quốc Ashanti, vùng văn hóa Ashantiland, và của dân tộc Ashanti (hay Asante). Nhà hoàng gia Ashanti truy tìm dòng dõi của nó đến Oyoko (một người Abusua, có nghĩa là "gia tộc") Vương triều Abohyen của Nana Twum và Vương triều Beretuo của Osei Tutu Opemsoo, người đã thành lập Đế chế Ashanti vào năm 1701 và được trao vương miện Asantehene (Vua của Ashanti ). [1] Osei Tutu giữ ngai vàng Ashanti cho đến khi chết trong trận chiến năm 1717, và là vị vua thứ sáu trong lịch sử hoàng gia Asante. [2] Asantehene là người cai trị của dân tộc Ashanti và Vương quốc Ashanti và Ashantiland , quê hương của dân tộc Ashanti, trong lịch sử là một vị trí quyền lực lớn. Theo truyền thống, Asantehene được đặt trên một chiếc ghế vàng được gọi là Sika 'dwa và văn phòng đôi khi được gọi bằng cái tên này. [3] Asantehene cũng là người cai trị danh nghĩa của Kumasi, thủ đô của Ashanti. Nhà nước Asante, hay Asanteman (còn được gọi là Vư

Sóng âm bề mặt - Wikipedia

Hình ảnh thực nghiệm của sóng âm bề mặt trên tinh thể oxit Tellurium [1] Sóng âm bề mặt ( SAW ) là sóng âm truyền dọc theo bề mặt vật liệu thể hiện tính đàn hồi , với biên độ thường phân rã theo cấp số nhân theo chiều sâu vào vật liệu. Discovery [ chỉnh sửa ] SAW được giải thích lần đầu tiên vào năm 1885 bởi Lord Rayleigh, người đã mô tả chế độ truyền âm bề mặt và dự đoán tính chất của nó trong bài báo kinh điển của mình. [2] sau khi người phát hiện ra chúng, sóng Rayleigh có thành phần cắt dọc và có thể ghép với bất kỳ phương tiện nào tiếp xúc với bề mặt. Khớp này ảnh hưởng mạnh đến biên độ và vận tốc của sóng, cho phép các cảm biến SAW cảm nhận trực tiếp khối lượng và tính chất cơ học. Các thiết bị SAW [ chỉnh sửa ] Các thiết bị SAW sử dụng SAW trong các linh kiện điện tử để cung cấp một số chức năng khác nhau, bao gồm các dòng trễ, bộ lọc, bộ tương quan và bộ chuyển đổi DC sang DC. Ứng dụng trong linh kiện điện tử [ chỉnh sửa ] Loại sóng này thường được

Câu lạc bộ Golf Hoàng gia Troon - Wikipedia

Câu lạc bộ Golf Royal Troon Câu lạc bộ Old Course vào năm 2008 Thông tin câu lạc bộ 31′55 N 4 ° 39′00 W / 55.532 ° N 4.65 ° W / 55.532; -4,65 Tọa độ: 55 ° 31′55 ″ N 4 ° 39′00 W / 55.532 N 4,65 ° W [19659012] / 55,532; -4,65 Địa điểm Troon, Nam Ayrshire, Scotland Thành lập 1878 ; Cách đây 140 năm ( 1878 ) Loại Riêng tư Tổng số lỗ 45 Giải đấu được tổ chức Người nghiệp dư, Trang web mở rộng của Anh royaltroon.co.uk Khóa học cũ Được thiết kế bởi George Strath và Willie Fernie, 1888; James Braid , 1923 Par 71 Chiều dài 7.175 yard (6.561 m) Xếp hạng khóa học 75 Khóa học Portland Willie Fernie, 1895; Alister MacKenzie, 1921 Par 71 Chiều dài 6.289 yard (5.751 m) Xếp hạng khóa học 71 Parend Course Chiều dài 1.191 yard (1.089 m) Bãi biển Firth of Clyde và Royal Troon được phân tách bằng cồn cát Thành lập và những năm đầu [ chỉnh sửa ] Câu lạc bộ, hiện có tổng cộng 45 lỗ, được thành lập 139 năm trước vào năm 1878, ban đầu có năm